Chiến lược xây dựng hồ sơ xin học bổng du học dành cho sinh viên

Trên thực tế, để đi du học nước ngoài thì các bạn chỉ có 2 cách: hoặc được hỗ trợ từ gia đình hoặc là tìm kiếm suất học bổng du học. Ngoài những bạn được đầu tư du học tự túc từ gia đình, phần lớn các bạn còn lại đều mong muốn mình được 1 suất học bổng du học. Để làm được điều này, các bạn ngay từ thời sinh viên phải nghiêm túc chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ bao gồm:

1 CV hoành tráng
1 bảng điểm đẹp
Khả năng ngoại ngữ tốt
Các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện
Tố chất: năng động, leadership, đam mê lĩnh vực chuyên môn,…
Khả năng riêng hoặc tài lẻ nào đó của cá nhân
Tuy nhiên, với 1 bạn sinh viên mới bước chân trên giảng đường Đại học thì vẫn chưa tìm được định hướng sẽ cần làm gì? Chưa thấy được mình đam mê cái gì? Chưa biết tìm cơ hội để thực hiện mục tiêu của mình? Hoàn toàn chưa có khái niệm Master plan cho cả 4 năm Đại học. Và các bạn cũng hoàn toàn chưa biết nên chuẩn bị các kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn, cách làm nổi bật mình, v..v.. để có thể gây ấn tượng trong mắt của Ban xét duyệt học bổng. Do đó, với việc thiếu định hướng này, sau 4 năm Đại học chắc chắn các bạn sẽ rất khó dùng profile của mình để apply học bổng du học Thạc sĩ dù đó là học bổng trường (toàn phần hoặc bán phần học phí) hay học bổng chính phủ toàn phần chỉ dành cho ứng viên đến từ Việt Nam (học bổng Chevening, học bổng Irish Aid, học bổng New Zealand Asean, v..v..) hoặc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu (học bổng SISS của chính phủ Thụy Điển, học bổng Endeavour/IPRS của chính phủ Úc, học bổng MEXT của chính phủ Nhật, học bổng Eiffel của chính phủ Pháp, v..v..).

Đây là 1 khó khăn của sinh viên Việt Nam mang quy mô hệ thống và cần 1 chiến lược bài bản để chuẩn bị trong 1 thời gian dài của quá trình 4 năm học Đại học. Mentoring trong giai đoạn này là 1 việc vô cùng cần thiết.

Theo thống kê của thế giới, 1 trong 3 bạn trẻ sẽ lớn lên mà không có sự hướng dẫn của Mentor từ học hành, định hướng cuộc sống, phát triển tương lai, công việc chuyên môn, v…v..Tỉ lệ không nhận được sự Mentoring của các bạn trẻ tại Việt Nam chắc chắn cao hơn rất nhiều so với thế giới. Trên thực tế, nhiệm vụ của 1 người Mentor là đảm bảo cho các bạn trẻ sẽ không đơn độc trên con đường phát triển của mình. Có thể nói tại Việt Nam có rất rất ít bạn trẻ, các bạn từ thời sinh viên được thừa hưởng vốn quý từ việc Mentoring này. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mối quan hệ tốt giữa Mentor và các bạn trẻ sẽ có những ảnh hưởng rất tích cực trong việc phát triển tố chất cá nhân cũng như sự nghiệp của các bạn trẻ ấy. Điều này góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn từ những cá nhân đang dần được hoàn thiện đó.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *